• Slide1
  • Slide2
1 2
TIN TỨC CHI TIẾT
  • zoom in
  • zoom out
  • text align left
  • text align center
  • text align right
  • Chỉnh màu chữ
  • Làm đậm

GIÁM SÁT HỆ THỐNG MẠNG SỬ DỤNG NAGIOS XI

Nagios là một công cụ theo dõi thông tin và ghi lại các hoạt động của hệ thống. Vào 2002, công cụ này được đổi tên thành Nagios, sau đó được tên chính thức là Nagios Core. Thế hệ sau của công cụ này có tên NagiosXI, đem lại một trải nghiệm người dùng hoàn toàn mới cùng nhiều chức năng hơn. Các công dụng chính của công cụ này bao gồm các ứng dụng theo dõi hệ thống, chương trình, dịch vụ, được tóm gọn và giải trình nhanh và hiệu quả trên màn hình trình duyệt.

Nagios có tính năng cảnh báo lỗi, vấn đề cần lưu ý cho các IT, thúc đẩy nhân viên tìm lỗi và bảo trì hệ thống nhanh chóng nhằm giảm rủi ro tổn thất gây ra.
 
1. Kiến trúc của Nagios



                                                                                                                 Nguồn Internet

1.1. Plugins
Nagios Core dùng plugin song song trong công việc để plugin kiểm tra các host và dịch vụ. Dịch chuyển các kết quả về Nagios Server

1.2. Web Server
Web server là cách thức trình duyệt chính của NagiosXI. Các user có thể truy cập Website được dựng lên từ Nagios Server, tìm các thông tin tài nguyên từ host và các dữ liệu thống kê khác.



1.3. Database
Nagios sử dụng Database bao gồm DATA và DBMS.
  • DATA: loại dữ liệu thông dụng nhất và được sử dụng dưới dạng ngôn ngữ thông tin được trích xuất từ nhiều client chuyển về Server.
  • DBMS (DataBase Management System): hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, được thiết kế với mục đích quản lý data với độ bảo mật cao. DBMS đồng thời có thể lưu trữ các data để người dùng thao tác dễ dàng hơn.
  • Nagios hỗ trợ 2 loại Database là Mysql và postgreSQL
1.4. CGI (Common Gateway Interface)
CGI là giao diện dòng lệnh, cung cấp giao thức cho web server sử dụng. Quá trình hoạt động của CGI là xử lý các dữ liệu được truyền đến bởi web browser, thông qua Web Server, tra khảo thông tin database. Từ đó DB sẽ nhận và gửi lại kết quả, được truyền lại thông qua hệ thống xử lý data và trả về browser cho người dùng. CGI sử dụng ngôn ngữ như: C, perl, shell…

 


2. Trình tự hoạt động của NagiosXI

  • Client sử dụng giao thức HTTP tạo yêu cầu thông tin
  • Web Server sử dụng CGI để lấy thông tin từ Nagios Server.
  • Nagios Server sẽ truy tìm thông tin trong cache. Nếu tìm được, NS sẽ lập tức cấp kết quả, trong trường hợp không truy thấy thông tin, Nagios plugin sẽ kiểm tra lại.
  • Plugin kiểm tra thông tin yêu cầu và trả về Nagios Server.
  • Nagios Server sau khi nhận thông tin từ Plugin sẽ lưu vào file Database tùy thuộc vào cách cài đặt từ người quản trị.
  • Nagios sẽ xem xét các tác vụ dựa vào thông tin được trả về, đưa ra cân nhắc cảnh báo hay không và đánh giá trạng thái các Host/Service, sau đó trả thông tin đó về Web Server.
  • Cuối cùng, Web Server sử dụng cùng giao thức HTTP để phản hồi thông tin Client yêu cầu.

3. Ưu điểm & Nhược điểm của Nagios
3.1. Các ưu điểm của NagiosXI:
  • NagiosXI có hệ thống thông báo nhanh và đáng tin cậy.
  • Có ứng dụng theo dõi tài nguyên các máy client và cho phép tùy chỉnh thông tin cần thông báo, và thời gian giữa các lần report.
  • NagiosXI tạo điều kiện cho nhu cầu học tập, cung cấp người dùng phiên bản Free và Trial.
  • Giao diện hiện đại, nhiều tính năng cho người dùng sử dụng.

3.2. Các nhược điểm của Nagios
  • NagiosXI service không hỗ trợ thiết bị dùng phiên bản Android và IOS.
  • Bản chất NagiosXI cần rất nhiều plugin, scripts và file trong lúc cài đặt, băng thông yếu sẽ tăng khả năng vấn đề thiếu file và làm trì trệ tiến trình.
  • Khi Nagios hiển thị lỗi, đôi khi phát sinh lỗi bẫy (False Positive) tạo khó khăn cho nhân viên IT cập nhật.

Xem @Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Nagios trên CentOS 8



Các bài viết khác

•  7 chức năng OSSEC quan trọng trong bảo mật và giám sát hệ thống bạn cần biết

•  OSSEC - Hệ thống Giám sát và Phát hiện Xâm nhập Mã nguồn Mở

•  Tầm quan trọng của bảo vệ thông tin cá nhân trong chuyển đổi số

•  Triển khai Web Appplication Firewall bảo vệ ứng dụng web

•  Chức năng của WAF bảo vệ ứng dụng web

•  Các lợi ích bảo mật của Web Application Firewall (WAF)

•  Các bước xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)

•  Bảo mật không gian mạng với hệ thống SOC

•  Trung tâm điều hành không gian mạng (SOC) là gì?

•  Tìm hiểu về SAST, DAST, IAST và RASP

•  Kiểm thử Bảo mật ứng dụng

•  Công cụ quét lỗ hổng hệ thống Nessus

•  GIÁM SÁT HỆ THỐNG MẠNG SỬ DỤNG ZABBIX

•  THEO DÕI VÀ PHÂN TÍCH LOG DÙNG LOG ANALYZER

•  GIÁM SÁT HỆ THỐNG SỬ DỤNG GRAYLOG

Liên hệ

David Dang
David Dang:
090.999.4327

My status Bao Bì Việt Phát
admin@itstar.vn

          

CÔNG TY ITSTAR


Địa chỉ: Lầu 8, Toà nhà Thiên Sơn, 5 Nguyễn Gia Thiều, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: 09 09 99 43 27
Tài khoản Vietcombank:
Email: admin@itstar.vn
Website: https://itstar.vn